45 đội phản ứng nhanh sẽ thực hiện theo điều lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV
Mỗi đội phản ứng nhanh gồm 1 lãnh đạo bệnh viện, 1 bác sĩ hồi sức cấp cứu, 1 bác sĩ truyền nhiễm, 1 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn, 1 điều dưỡng hồi sức cấp cứu hoặc truyền nhiễm và lái xe.
Mỗi đội cơ động được trang bị: 1 xe ô tô cứu thương với đầy đủ phương tiện hồi sức cấp cứu trên xe (máy thở cơ động, oxy, thuốc, dịch truyền), phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất khử khuẩn, tiệt khuẩn…
45 đội này có nhiệm vụ thường trực sẵn sàng phản ứng nhanh, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện thu dung, điều trị, chăm sóc và kiểm soát lây nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi có yêu cầu và mức độ dịch; Thực hiện theo lệnh điều động của Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống bệnh dịch nCoV.
Tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thành lập đội thường trực chống dịch gồm 3 tổ: Tổ chuyên môn, Tổ thông tin và tổng hợp báo cáo và Tổ hậu cần do PGS.TS Lương Ngọc Khuê làm Đội trưởng.
Hiện tại, Bộ Y tế đã kết nối 21 bệnh viện và 4 bệnh viện tuyến trung ương để sẵn sàng điều trị cho các bệnh nhân trong trường hợp dịch lan rộng, quá tải bệnh nhân.
Dịch viêm phổi cấp do virus corona hiện đã lây nhiễm cho trên 8.000 người, cướp đi sinh mạng 170 người. Dịch đã lây lan đến 19 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, đã ghi nhận 5 trường hợp dương tính, trong đó có 3 công nhân người Việt trở về từ Trung Quốc, 32 trường hợp nghi ngờ khác đang được cách ly, theo dõi, điều trị và chờ kết quả xét nghiệm.
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, dịch nCoV rất có khả năng lan rộng vì cùng họ virus corona gây bệnh MERs, SARs, nhưng MERs và SARs có tỉ lệ tử vong lớn nên người bị bệnh đến viện ngay. Trong khi đó nCoV có tỉ lệ tử vong thấp nhưng biểu hiện nhẹ và giống với nhiều biểu hiện sốt, cúm khác nên người bệnh chủ quan, tự điều trị tại nhà, rất khó kiểm soát.
Theo báo cáo mới nhất của WHO, thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới dao động từ 2-10 ngày, trước khi các triệu chứng như ho, sốt, khó thở và suy hô hấp xuất hiện. Khác với nhiều virus corona khác, nCoV có thể lây ngay trong giai đoạn ủ bệnh.
Thúy Hạnh
- Để phòng tránh dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona (nCoV), lựa chọn và đeo khẩu trang đúng cách được xem là một trong những biện pháp rất cần thiết.
" alt=""/>5 người nhiễm virus corona, Bộ Y tế lập 45 đội phản ứng nhanh
Nói cách khác, ngành công nghiệp của nước ta tuy có doanh số cao nhưng chủ yếu vẫn là gia công cho nước ngoài. Ví như trong lĩnh vực hàng không, Việt Nam đã sản xuất được cánh tà máy bay, cung cấp cho hãng Boeing (Mỹ), nhưng tất cả các bản vẽ thiết kế đều của nước ngoài, dây chuyền máy móc nhập khẩu, kể từ chiếc khoan để bắt ốc vít. Chúng ta chủ yếu vẫn là tận dụng nhân công giá rẻ.
Theo GS. Nguyễn Đức Cương, Chủ tịch Hội Hàng không - Vũ trụ Việt Nam, nếu tổng chi phí sản xuất cho chiếc cánh tà khoảng 100.000 USD thì giá trị DN Việt hưởng chỉ khoảng vài trăm USD.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, khi đất nước còn nghèo, việc phải gia công cho Nhật Bản hay Hàn Quốc,... là điều phải làm, bởi khi đó chúng ta không có gì. Tuy nhiên, nếu sau mấy chục năm mà vẫn làm điều đó tức là chúng ta đang có vấn đề.
“Nếu chỉ dừng ở gia công, Việt Nam sẽ không thể thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình. Chỉ vài năm nữa, gia công sẽ lại di chuyển sang một đất nước khác, nơi có giá lao động rẻ hơn. Đã đến lúc chúng ta phải nhận định lại, tiếp tục gia công hay bắt đầu tạo ra các sản phẩm Việt Nam? Make in Viet Nam chính là nhấn mạnh quyết tâm thay đổi", Bộ trưởng khẳng định.
Theo các chuyên gia kinh tế, để xây dựng nền công nghiệp từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu, thì giai đoạn gia công cho nước ngoài là tất yếu. Từ Singapore, Hàn Quốc, Hongkong, Đài Loan, đến Trung Quốc, Ấn Độ,... đều phải qua giai đoạn gia công. Nhưng đến nay họ đã vươn lên làm chủ công nghệ để xây dựng nền công nghiệp cho riêng mình.
Khát khao làm chủ công nghệ
Vì vậy, “Make in Viet Nam" có ý nghĩa thể hiện sự khao khát của người Việt trong việc làm chủ công nghệ. Nói đơn giản, với một chiếc áo sơ-mi, nếu làm gia công chỉ được hưởng từ 1-2 USD. Nhưng nếu chúng ta có thể tự thiết kế mẫu mã, lựa chọn nguyên liệu phù hợp, tạo ra sản phẩm, rồi mở thị trường, thì giá trị được hưởng sẽ lớn hơn rất nhiều và khâu gia công có thể chuyển sang những quốc gia có giá nhân công rẻ hơn.
Ông Nguyễn Thành Nam, đồng sáng lập FPT, cho rằng, “Make in Viet Nam” chính là một tuyên bố quyết tâm giành độc lập về mặt công nghệ. Trong tiến trình này, các DN sẽ thực hành: Sáng tạo tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, Việt Nam làm chủ công nghệ và chủ động trong sản xuất.
Ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc Công ty VCCorp, nhận định, Việt Nam hoàn toàn có thể làm được như các nước phát triển. Tiêu biểu như Vingroup sản xuất ô tô, Viettel tự làm thiết bị quân sự, mạng 5G hay BKAV sản xuất điện thoại thông minh,...
Tuy nhiên, điểm yếu nhất của chúng ta hiện nay chính là nghiên cứu và phát triển (R&D). Đa số các DN không có nghiên cứu, thiết kế, thậm chí triết lý phát triển cũng không. Nguồn nhân lực trong lĩnh vực này vừa thiếu vừa yếu. Cùng với đó là sự thiếu hụt những lãnh đạo DN có kinh nghiệm thực tiễn, hiểu biết sâu sắc và có tầm nhìn. Điều này khiến cho chiến lược “Make in Viet Nam” gặp không ít khó khăn.
Độc lập về công nghệ là một giấc mơ kỳ vĩ. Muốn giấc mơ đó trở thành hiện thực, cần có một đội ngũ giỏi về khoa học công nghệ và có kiến thức nền rộng. Tập hợp được đội ngũ này, tạo điều kiện cho họ cọ xát và cộng hưởng là việc cần được ưu tiên cao nhất. Ngoài việc tập hợp người tài, cũng cần tiếp tục cổ vũ các DN xây dựng nguồn lực công nghệ đông đảo, giỏi kỹ năng và có kỷ luật, ông Nguyễn Thành Nam nêu ý kiến.
Từ kinh nghiệm Hàn Quốc, GS Youngrak Choi, cố vấn của Tổng thống Hàn Quốc, khuyến cáo: điểm mấu chốt là tạo ra động lực để các DN tư nhân tự thân vận động trong việc học hỏi, tiếp thu, nắm bắt và làm chủ công nghệ. Còn Chính phủ đóng vai trò thúc đẩy nghiên cứu phát triển, chọn lĩnh vực ưu tiên để dồn lực đầu tư, xây dựng thể chế tốt, hạ tầng tốt, hệ sinh thái thân thiện và chuyển đổi nhanh chóng cấu trúc hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.
Trần Thủy
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh Việt Nam có thể tự tin dùng các giải pháp của mình để phát triển, trong đó công nghệ được trao sứ mệnh tiên phong.
" alt=""/>30 năm gia công vẫn quốc gia nghèo, Make in VietNam thoát lên hưng thịnhMới đây, chiếc Ferrari 488 GTB màu đỏ được bắt gặp trên đường phố TP.HCM. Theo tìm hiểu, siêu ngựa này từng thuộc sở hữu của ông trùm cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ.
![]() |
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ bán chiếc Ferrari 488 GTB vào cuối năm 2019. 488 GTB là chiếc Ferrari thứ 4 rời khỏi garage của đại gia cà phê sau F12 Berlinetta, California T và F430. Bên cạnh đó, ông còn thanh lý hàng loạt siêu phẩm như Lamborghini Aventador độ DMC, Lamborghini Murcielago SV, Maserati Granturismo… |
![]() |
Chiếc 488 GTB này từng tham gia Hành Trình Từ Trái Tim 2018 trong lớp decal màu xám quen thuộc. Sau hành trình, siêu xe tiếp tục ở ẩn trong một thời gian dài. Sau khi chia tay ông Vũ, siêu ngựa trở lại màu sơn nguyên bản Rosso Corsa và về với chủ mới ngay trước Tết Nguyên đán 2020. |
![]() |
Ferrari 488 GTB sử dụng động cơ tăng áp kép V8 3.9L, sản sinh công suất 660 mã lực và mô-men xoắn 760 Nm. Siêu xe có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 3 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 330 km/h. |
![]() |
Xe sử dụng hộp số ly hợp kép 7 cấp ứng dụng công nghệ hộp số trên xe đua F1 của Ferrari. Ngoài ra, 488 GTB cũng được trang bị hệ thống phanh carbon-ceramic tương tự siêu phẩm LaFerrari. |
![]() |
Ferrari 488 GTB được ra mắt vào năm 2015, thay thế cho mẫu xe tiền nhiệm 458 Italia. So với 458 Italia, Ferrari 488 GTB không chỉ được cải tiến về thiết kế mà còn được ứng dụng động cơ tăng áp cùng các công nghệ hàng đầu trên xe đua. |
![]() |
Tại Việt Nam, Ferrari 488 GTB có số lượng tương đối nhiều - hơn 10 chiếc. Đa số đều mang màu đỏ Rosso Corsa đặc trưng của Ferrari và 3 chiếc mang màu vàng Giallo Modena. Đa số tay chơi siêu xe có tiếng tại Việt Nam đều từng sở hữu qua 488 GTB như Minh Nhựa, Cường Đô La, Phan Thành và cả Tuấn Hưng. |
![]() |
Hiện tại, dàn xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn lại 458 Italia, 458 Spider, 458 Speciale, 599 GTB, F430 Spider, California và dàn xe gầm cao như Land Rover Defender, Range Rover, Mercedes-AMG G 63, Bentley Bentayga... |
![]() |
Ở thời hoàng kim nhất, đại gia cà phê sở hữu hơn 40 siêu xe, xe siêu sang các loại. Bộ sưu tập của ông Đặng Lê Nguyên Vũ thuộc hàng khủng nhất Việt Nam, vượt mặt cả đại gia Minh Nhựa và Cường Đô La. |
![]() |
Bộ sưu tập xe của ông Vũ có đầy đủ các thương hiệu quen thuộc như Bugatti, Ferrari, Lamborghini, Rolls-Royce, Range Rover, Aston Martin, Bentley... |
![]() |
Trong số hơn 40 chiếc xe của ông Vũ, có một số mẫu xe thuộc hàng hiếm tại Việt Nam như Bugatti Veyron, Lamborghini Murcielago SV LP670-4, Ferrari California T, Ferrari 458 Speciale, Rolls-Royce Phantom Drophead Coupe… |
Theo Zing
Ferrari 599 GTB thuộc sở hữu của ông Đặng Lê Nguyên Vũ là bản duy nhất Việt Nam. Siêu xe này trang bị động cơ V12, dung tích 6.0L, công suất 612 mã lực.
" alt=""/>Ferrari 488 GTB về với chủ mới sau khi chia tay ông Đặng Lê Nguyên Vũ